Gãy xương hông và sự suy giảm sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống ở phụ nữ trung tuổi

(10-04-2023)
Gãy xương hông có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng chúng phổ biến hơn và có tác động lớn hơn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ lớn tuổi.
 
      
Các nguyên nhân chính khiến xương hông bị gãy gồm:
– Do có lực mạnh tác động vào phần xương hông: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao.
– Té ngã: Ở những người cao tuổi, gãy xương hông chủ yếu là do bị té ngã khi đang đứng hoặc đi.
– Với những người có hệ cơ xương yếu, gãy xương hông rất dễ xảy ra khi xoay chân hoặc đứng trên một chân.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương hông gồm có:
– Tuổi tác: Càng nhiều tuổi thì khối lượng và mật độ xương càng giảm.
– Giới tính: Tỷ lệ nữ giới bị gãy xương hông cao gấp 3 lần so với nam giới. 
– Loãng xương:   Người bị loãng xương có nguy cơ bị gãy xương hông cao hơn người bình thường.
– Một số bệnh lý: Bệnh lý nội tiết, thần kinh ngoại biên, đột quỵ, Parkinson, hạ đường huyết, hạ huyết áp.
– Sử dụng thuốc: Các loại thuốc Cortisone (Prednisone) sử dụng trong thời gian dài có thể khiến xương bị suy yếu.
– Rối loạn dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu hụt canxi và vitamin D có thể làm giảm khối lượng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
– Hút thuốc lá, uống rượu: Có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tạo và duy trì xương, khiến mật độ xương giảm sút
Gãy/rạn xương hông có thể có các triệu chứng và biểu hiện như sau:
– Đau dữ đội ở vùng hông hoặc háng.
– Sưng, bầm tím ở vị trí gãy xương hông và các vùng xung quanh hông.
– Chân ở bên hông bị chấn thương ngắn hơn bên chân còn lại.
– Chân ở bên xương hông bị gãy xoay ra ngoài.
– Không thể đứng dậy và mất khả năng đi bộ sau khi ngã.
 
Gãy xương hông là chấn thương nguy hiểm và nghiêm trọng, có thể gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế, khi có các dấu hiệu và triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Gãy xương hông làm giảm sự độc lập của bệnh nhân,ảnh hưởng chất lượng cuộc sống thậm chí còn rút ngắn thời gian sống. Theo thống kê, khoảng 1/2 số người bị gãy xương hông không thể lấy lại được khả năng sống tự lập. Các biến chứng gồm:
– Hoại tử chỏm.
– Không liền.
– Thoái hóa khớp.
Ngoài ra, bệnh nhân gãy xương hông nếu phải nằm bất động trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng và hậu quả như:
– Xuất hiện cục máu đông ở phổi hoặc chân.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Loét tỳ đè.
– Nằm liệt giường,
– Viêm phổi.
– Khối lượng cơ sụt giảm.
– Tăng nguy cơ té ngã và chấn thương.
– Tử vong.
Hầu hết các trường hợp gãy xương hông đều cần thực hiện phẫu thuật để kết hợp xương  hoặc thay thế. Tiếp theo đó là tập vật lý trị liệu kết hợp với các phương pháp duy trì mật độ xương.
\
Tùy theo vị trí, mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp
Việc tập luyện, bổ sung Vitamin C, canci đúng cách, cũng như thường xuyên tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xương giúp phát hiện sớm, phòng ngừa các nguyên nhân gãy xương một cách đáng kể.
Việc kiểm soát nguy cơ, phòng ngừa từ sớm, can thiệp đúng kịp thời góp phần đáng kể phòng ngừa nguy cơ gãy xương đồng thời tăng hiệu qủa phục hồi cho người bệnh giúp hạn chế biến chứng, người bệnh sớm hồi phục và đảm bảo chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất.
                                          BS. Nguyễn Thị Việt Hà.