Khoa chuyên môn
KHOA XÉT NGHIỆM
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Phục hồi chức năng được thành lập vào ngày 17 tháng 5 năm 2017 theo Quyết định số 145/QĐ- BVPHCN của Giám đốc Bệnh viện phục hồi chức năng về việc Kiện toàn và đổi tên Phòng Xét nghiệm thuộc Khoa Thăm dò chức năng - Cận lâm sàng thành Khoa Xét nghiệm; hiện nằm tại tầng 1, Tòa nhà A, Bệnh viện Phục hồi chức năng.
Từ một Phòng xét nghiệm nhỏ với các kỹ thuật thủ công, thô sơ; Khoa dần dần từng bước phát triển, được trang bị nhiều máy phân tích hiện đại, công nghệ tiên tiến của các hãng hàng đầu như Nihon Kohden, Siemens, Sysmex, Human… thực hiện được các xét nghiệm hóa sinh, huyết học, vi sinh, nước tiểu, điện giải đồ... đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn về chất lượng xét nghiệm. Quy trình lấy thông tin hành chính và trả kết quả được thực hiện và kết nối thông qua hệ thống mạng thông tin nội bộ và phần mềm quản lý bệnh viện, giúp hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian chờ kết quả.
Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ chuyên trách, sự tham khảo học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành, Khoa Xét nghiệm đang hướng tới chuẩn hóa về quản lý chất lượng xét nghiệm theo ISO 15189 và Bộ Tiêu chí 2429. Đây là một nỗ lực để bảo đảm với khách hàng hay người sử dụng dịch vụ về chất lượng cũng như hiệu quả của các xét nghiệm được thực hiện tại Khoa.
2. Tổ chức nhân sự
2.1. Lãnh đạo tiền nhiệm
- Phụ trách khối Cận lâm sàng: BS CKI. Nguyễn Thế Dân
- Phó trưởng khoa, Phụ trách Khoa xét nghiệm: DS. Đinh Thị Kim Lan
1.2. Lãnh đạo của đơn vị hiện tại
- Phụ trách khối: BS CKII. Ngô Tất Thắng
- Phó trưởng khoa: ThS.BS. Lê Thị Kim Trang
1.3. Số lượng và danh sách cán bộ hiện tại
Nhân lực của Khoa hiện có 05 người, bao gồm:
- ThS. Bác sĩ đa khoa - CK kỹ thuật Y học: 01
- Bác sĩ chuyên khoa RHM - CK kỹ thuật Y học: 01
- CN Sinh học/CK Hóa sinh - Vi sinh - Huyết học: 01
- Điều dưỡng đại học - KTV xét nghiệm: 01
- Kỹ thuật viên xét nghiệm: 01.
3. Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện các xét nghiệm hóa sinh-vi sinh-huyết học phục vụ cho công tác sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh của các khoa lâm sàng.
- Thực hiện các xét nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo về mặt xét nghiệm cho các sinh viên kỹ thuật y học, cán bộ xét nghiệm các bệnh viện tuyến dưới.
4. Hoạt động chuyên môn
4.1. Lấy và nhận bệnh phẩm
- Lấy bệnh phẩm cho các bệnh nhân đến khám ngoại trú.
- Lấy bệnh phẩm tại giường cho bệnh nhân chăm sóc cấp I và các trường hợp xét nghiệm đặc biệt.
- Nhận bệnh phẩm của các khoa nội trú đưa xuống.
4.2. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm
Các xét nghiệm được tiến hành theo đúng quy định kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm cấp cứu và các xét nghiệm đặc thù cần được làm kịp thời.
Các dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật theo yêu cầu của bệnh nhân và các khách hàng gồm:
+ Xét nghiệm hóa sinh máu
+ Xét nghiệm huyết học
+ Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
+ Các xét nghiệm vi sinh, test Covid-19…
4.3. Đào tạo
- Tự đào tạo tại chỗ và đào tạo định kỳ cho nhân viên tại Khoa.
- Đào tạo cho các học viên đến học và thực tập tại Khoa, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới khi cần.
- Tạo điều kiện cho cán bộ của Khoa học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng…; cử cán bộ tham gia học hỏi, tập huấn tại các trung tâm xét nghiệm đầu ngành.
5. Kết quả, thành tích đạt được
- Tập thể Khoa luôn phấn đấu vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn được giao, với số lần bệnh nhân xét nghịệm đều đạt và vượt mức chỉ tiêu hàng năm. Có thành tích tiêu biểu trong phòng chống dịch Covid-19 năm 2021.
- Tham gia các chương trình nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm theo đúng quy định; các trương trình ngoại kiểm tra chất lượng của Trung tâm kiểm chuẩn - Đại học Y Hà Nội liên kết với CDC (Hoa Kỳ)… để đảm bảo tiêu chí “nhanh chóng, chính xác, an toàn”, mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh và nhân viên y tế.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng xét nghiệm theo các nội dung của ISO15189 và “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng xét nghiệm” của Bộ Y tế.
- Hoàn thành nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; ứng dụng và duy trì hiệu quá 02 sáng kiến cải tiến công tác chuyên ngành đã được Hội đồng khoa học Bệnh viện nghiệm thu năm 2018.
6. Định hướng phát triển
- Tiếp tục nâng cấp hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng thăm khám tốt nhất như máy miễn dịch, máy điện giải, máy xét nghiệm huyết học 24 thông số...
- Củng cố và tăng cường phát triển chuyên môn: duy trì công tác tự đào tạo và học tập nâng cao trình độ; phát triển công tác nghiên cứu khoa học có ứng dụng trong thực tiễn. Tham gia các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành xét nghiệm.
- Định hướng hoạt động theo ISO 15189, Tiêu chí 2429. Đây là một nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng hay người sử dụng dịch vụ về chất lượng cũng như hiệu quả xét nghiệm, phục vụ cho công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Cùng với sự phát triển lâu dài của Bệnh viện, Khoa không chỉ dừng lại
ở các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản mà còn có định hướng thành lập phòng xét nghiệm vi sinh riêng biệt đạt tiêu chuẩn; phát triển các kỹ thuật can thiệp công nghệ cao như xét nghiệm miễn dịch, miễn dịch học phân tử, huyết học truyền máu chuyên sâu…
Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Phục hồi chức năng được thành lập vào ngày 17 tháng 5 năm 2017 theo Quyết định số 145/QĐ- BVPHCN của Giám đốc Bệnh viện phục hồi chức năng về việc Kiện toàn và đổi tên Phòng Xét nghiệm thuộc Khoa Thăm dò chức năng - Cận lâm sàng thành Khoa Xét nghiệm; hiện nằm tại tầng 1, Tòa nhà A, Bệnh viện Phục hồi chức năng.
Từ một Phòng xét nghiệm nhỏ với các kỹ thuật thủ công, thô sơ; Khoa dần dần từng bước phát triển, được trang bị nhiều máy phân tích hiện đại, công nghệ tiên tiến của các hãng hàng đầu như Nihon Kohden, Siemens, Sysmex, Human… thực hiện được các xét nghiệm hóa sinh, huyết học, vi sinh, nước tiểu, điện giải đồ... đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn về chất lượng xét nghiệm. Quy trình lấy thông tin hành chính và trả kết quả được thực hiện và kết nối thông qua hệ thống mạng thông tin nội bộ và phần mềm quản lý bệnh viện, giúp hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian chờ kết quả.
Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ chuyên trách, sự tham khảo học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành, Khoa Xét nghiệm đang hướng tới chuẩn hóa về quản lý chất lượng xét nghiệm theo ISO 15189 và Bộ Tiêu chí 2429. Đây là một nỗ lực để bảo đảm với khách hàng hay người sử dụng dịch vụ về chất lượng cũng như hiệu quả của các xét nghiệm được thực hiện tại Khoa.
2. Tổ chức nhân sự
2.1. Lãnh đạo tiền nhiệm
- Phụ trách khối Cận lâm sàng: BS CKI. Nguyễn Thế Dân
- Phó trưởng khoa, Phụ trách Khoa xét nghiệm: DS. Đinh Thị Kim Lan
1.2. Lãnh đạo của đơn vị hiện tại
- Phụ trách khối: BS CKII. Ngô Tất Thắng
- Phó trưởng khoa: ThS.BS. Lê Thị Kim Trang
1.3. Số lượng và danh sách cán bộ hiện tại
Nhân lực của Khoa hiện có 05 người, bao gồm:
- ThS. Bác sĩ đa khoa - CK kỹ thuật Y học: 01
- Bác sĩ chuyên khoa RHM - CK kỹ thuật Y học: 01
- CN Sinh học/CK Hóa sinh - Vi sinh - Huyết học: 01
- Điều dưỡng đại học - KTV xét nghiệm: 01
- Kỹ thuật viên xét nghiệm: 01.
3. Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện các xét nghiệm hóa sinh-vi sinh-huyết học phục vụ cho công tác sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh của các khoa lâm sàng.
- Thực hiện các xét nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo về mặt xét nghiệm cho các sinh viên kỹ thuật y học, cán bộ xét nghiệm các bệnh viện tuyến dưới.
4. Hoạt động chuyên môn
4.1. Lấy và nhận bệnh phẩm
- Lấy bệnh phẩm cho các bệnh nhân đến khám ngoại trú.
- Lấy bệnh phẩm tại giường cho bệnh nhân chăm sóc cấp I và các trường hợp xét nghiệm đặc biệt.
- Nhận bệnh phẩm của các khoa nội trú đưa xuống.
4.2. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm
Các xét nghiệm được tiến hành theo đúng quy định kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm cấp cứu và các xét nghiệm đặc thù cần được làm kịp thời.
Các dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật theo yêu cầu của bệnh nhân và các khách hàng gồm:
+ Xét nghiệm hóa sinh máu
+ Xét nghiệm huyết học
+ Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
+ Các xét nghiệm vi sinh, test Covid-19…
4.3. Đào tạo
- Tự đào tạo tại chỗ và đào tạo định kỳ cho nhân viên tại Khoa.
- Đào tạo cho các học viên đến học và thực tập tại Khoa, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới khi cần.
- Tạo điều kiện cho cán bộ của Khoa học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng…; cử cán bộ tham gia học hỏi, tập huấn tại các trung tâm xét nghiệm đầu ngành.
5. Kết quả, thành tích đạt được
- Tập thể Khoa luôn phấn đấu vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn được giao, với số lần bệnh nhân xét nghịệm đều đạt và vượt mức chỉ tiêu hàng năm. Có thành tích tiêu biểu trong phòng chống dịch Covid-19 năm 2021.
- Tham gia các chương trình nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm theo đúng quy định; các trương trình ngoại kiểm tra chất lượng của Trung tâm kiểm chuẩn - Đại học Y Hà Nội liên kết với CDC (Hoa Kỳ)… để đảm bảo tiêu chí “nhanh chóng, chính xác, an toàn”, mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh và nhân viên y tế.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng xét nghiệm theo các nội dung của ISO15189 và “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng xét nghiệm” của Bộ Y tế.
- Hoàn thành nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; ứng dụng và duy trì hiệu quá 02 sáng kiến cải tiến công tác chuyên ngành đã được Hội đồng khoa học Bệnh viện nghiệm thu năm 2018.
6. Định hướng phát triển
- Tiếp tục nâng cấp hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng thăm khám tốt nhất như máy miễn dịch, máy điện giải, máy xét nghiệm huyết học 24 thông số...
- Củng cố và tăng cường phát triển chuyên môn: duy trì công tác tự đào tạo và học tập nâng cao trình độ; phát triển công tác nghiên cứu khoa học có ứng dụng trong thực tiễn. Tham gia các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành xét nghiệm.
- Định hướng hoạt động theo ISO 15189, Tiêu chí 2429. Đây là một nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng hay người sử dụng dịch vụ về chất lượng cũng như hiệu quả xét nghiệm, phục vụ cho công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Cùng với sự phát triển lâu dài của Bệnh viện, Khoa không chỉ dừng lại
ở các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản mà còn có định hướng thành lập phòng xét nghiệm vi sinh riêng biệt đạt tiêu chuẩn; phát triển các kỹ thuật can thiệp công nghệ cao như xét nghiệm miễn dịch, miễn dịch học phân tử, huyết học truyền máu chuyên sâu…

Tập thể nhân viên Khoa Xét nghiệm

Lãnh đạo khoa: ThS.BS. Lê Thị Kim Trang

Bác sĩ Vũ Thị Thu Trang

Điều dưỡng trưởng khoa: CN. Trịnh Thị Thu Hoài

Cử nhân sinh học: Đỗ Thị Hồng Lan

Kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Đình Thành

Lãnh đạo khoa: ThS.BS. Lê Thị Kim Trang

Bác sĩ Vũ Thị Thu Trang

Điều dưỡng trưởng khoa: CN. Trịnh Thị Thu Hoài

Cử nhân sinh học: Đỗ Thị Hồng Lan

Kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Đình Thành
7. Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Tầng 1 - Nhà A - Bệnh viện Phục hồi chức năng
- Điện thoại: 0243.558.7159
- Email: Khoaxetnghiem.bvphcn35@gmail.com
- Điện thoại: 0243.558.7159
- Email: Khoaxetnghiem.bvphcn35@gmail.com
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
- Khoa xét nghiệm thực hiện nhiệm vụ trong Quy chế khoa cận lâm sàng do Bộ Y tế ban hành. Cán bộ, viên chức của khoa phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của người cán bộ y tế.
- Thường xuyên bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cả trong và ngoài giờ.
- Tiếp nhận, bảo quản bệnh phẩm bệnh nhân nội, ngoại trú, lấy bệnh phẩm một số xét nghiệm theo quy định. Tiến hành kỹ thuật xét nghiệm đúng quy trình kỹ thuật, kết quả xét nghiệm phải chính xác, trung thực, không nhầm lẫn.
- Kết quả xét nghiệm phải được kiểm tra, ghi đầy đủ trên phiếu xét nghiệm và sổ theo dõi theo quy định. Phải trả kết quả xét nghiệm kịp thời nhất là các xét nghiệm của bệnh nhân cấp cứu, ngoại trú.
- Quản lý chặt chẽ hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm, hạn chế thất thoát, hư hỏng trong quá trình làm xét nghiệm.
- Thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động và an toàn khi tiến hành xét nghiệm.
- Lưu giữ, xử lý bệnh phẩm, tiêu bản đã xét nghiệm, xử lý bệnh phẩm còn lại theo đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế quy định.
- Chi viện cấp cứu kịp thời khi có tai nạn, ngộ độc, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh xảy ra hàng loạt.
- Quản lý máy, thiết bị đúng quy định: Máy phải có hồ sơ lý lịch, bảng hướng dẫn sử dụng, phân công người sử dụng, bảo quản và định kỳ bảo dưỡng.
- Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện ghi chép, lưu giữ sổ sách, thống kê, báo cáo theo quy định của Bệnh viện và Bộ Y tế.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân công.