Khoa nội

Đăng vào ngày 07/08/2023 lúc: 09:52 2479 lượt xem

1. Giới thiệu chung
Khoa Nội là một khoa lâm sàng của Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.
Khoa được thành lập ngày 02/05/2016

2. Điện thoại
Trưởng khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Quang Anh sđt: 0903.203.605
Điều dưỡng trưởng: Đỗ Thị Thuận sđt: 0988.697.236
3. Cơ cấu tổ chức

  • Lãnh đạo Khoa:

 Trưởng khoa: BSCKII. Nguyễn Quang Anh           Điều dưỡng trưởng: CN Đỗ Thị Thuận
Nhân lực của khoa gồm:

  • Bác sĩ: 03 Bác sĩ ( 01 bác sĩ CKII, 01 tiến sĩ, 01 bác sĩ đa khoa).
  • Điều dưỡng: 09 Điều dưỡng (01 thạc sĩ, 03 cử nhân, 02 cao đẳng, 03 trung cấp).
  • Kỹ thuật viên: 06 Kỹ thuật viên ( 04 đại học, 02 cao đẳng ).

4. Chức năng, nhiệm vụ

4. Định hướng phát triển
  • Phát triển chuyên sâu các kỹ thuật phục hồi chức năng bệnh lý thần kinh đặc biệt là Phục hồi chức năng cho bệnh nhân Tai biến mạch máu não và bệnh nhân tổn thương tủy sống.
  • Tăng cường bổ sung các kỹ thuật Phục hồi chức năng mới vào áp dụng điều trị cho bệnh nhân: Điều trị rối loạn tiểu tiện bằng phương pháp phản hồi sinh học ( biofeedback), điều trị rối loạn vận động(co giật mí mắt, co giật nửa mặt, run tay khi viết…)bằng tiêm Botolunium Toxin A, kỹ thuật vỗ rung lồng ngực với máy…

5. Hoạt động chuyên môn
5.1. Điều trị các mặt bệnh

  • Thần kinh trung ương: Đột quỵ não, tổn thương tủy sống…
  • Thần kinh ngoại biên: Liệt đám rối thần kinh cánh tay, liệt thần kinh quay, liệt thần kinh trụ, liệt dây thần kinh số 7, …..
  • Bệnh lý cơ xương khớp: Thoái hóa các khớp, viêm điểm bám gân, thoát vị đĩa đệm
  • Sau phẫu thuật: Tái tạo dây chằng khớp gối, thay khớp háng, thay khớp gối, kết hợp xương, nối gân, di chứng cứng khớp…
  • Một số bệnh lý hô hấp, tim mạch: PHCN hô hấp cho bệnh nhân covid và bệnh nhân hậu covid…
  • Tiết niệu: Són tiểu, tiểu gấp, rỉ tiểu…

5.2. Một số hình ảnh

  • Hoạt động trị liệu: Bệnh nhân được tập các hoạt động gần gũi với các sinh hoạt hằng ngày như ăn, uống, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo…giúp cải thiện và tăng khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, cải thiện nhận thức, cải thiện giao tiếp từ đó người bệnh có thể độc lập, hoà nhập xã hội tốt hơn .

Hình ảnh: Bệnh nhân Liệt nửa người do Chấn thương sọ não: thực hiện kỹ thuật nắm- thả

  •   Vận động trị liệu: Tăng sức mạnh cơ, giảm co cứng, tăng khả năng thăng bằng, cải thiện khả năng di chuyển cho người bệnh.
Hình ảnh: Kỹ thuật tập bước bậc thang cho bệnh nhân Liệt nửa người do đột quỵ não
  • Ngôn ngữ trị liệu: Gồm các kỹ thuật điều trị rối loạn ngôn ngữ và rối loạn nuốt  Rối loạn nuốt xảy ra khi chất lỏng, thức ăn thậm trí nước bọt không dịch chuyển an toàn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày mà thay vào đó đi vào đường thở. Rối loạn nuốt gây nguy cơ sặc, viêm phổi do hít, suy dinh dưỡng…tử vong. Người bệnh TBMMN cần được NV y tế đánh giá để có khuyến cáo về chế độ ăn cụ thể cho người bệnh: ăn qua sond dạ dày, ăn qua đường miệng ( chế độ ăn cụ thể )

Hình ảnh: Ngôn ngữ trị liệu bằng phương pháp tranh ảnh và thực tế ảo cho bệnh nhân thất ngôn do Đột quỵ và Chấn thương sọ não

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *