Quy trình khám bệnh có thẻ BHYT

Đăng vào ngày 25/09/2023 lúc: 14:11 639 lượt xem
Người bệnh vào khu vực đón tiếp: – Tổ chăm sóc khách hàng: hướng dẫn người bệnh quy trình khám bệnh – Bệnh nhân: mua sổ khám bệnh → điền đầy đủ thông tin vào sổ khám bệnh → Trình thẻ BHYT → nhận sổ khám bệnh có dấu BHYT → đi đến phòng khám. – Bộ phận kế hoạch: Kiểm tra, nhập máy và lưu lại thẻ BHYT, giấy chuyển tuyến → đóng dấu BHYT và số thứ tự khám vào sổ khám bệnh → trả sổ khám bệnh cho bệnh nhân. – Bộ phận kế toán: thu tiền khám bệnh nếu bệnh nhân không có giấy chuyển tuyến → chuyển sổ khám bệnh cho bộ phận kế hoạch và trả phiếu thu cho bệnh nhân.
QUY TRÌNH KHÁM BỆNH CÓ THẺ BHYT
(Hướng dẫn cán bộ y tế trong bệnh viện PHCN)

Bước 1: Người bệnh vào khu vực đón tiếp:
– Tổ chăm sóc khách hàng: hướng dẫn người bệnh quy trình khám bệnh
– Bệnh nhân: mua sổ khám bệnh → điền đầy đủ thông tin vào sổ khám bệnh → Trình thẻ BHYT → nhận sổ khám bệnh có dấu BHYT → đi đến phòng khám.
– Bộ phận kế hoạch: Kiểm tra, nhập máy và lưu lại thẻ BHYT, giấy chuyển tuyến → đóng dấu BHYT và số thứ tự khám vào sổ khám bệnh → trả sổ khám bệnh cho bệnh nhân.
– Bộ phận kế toán: thu tiền khám bệnh nếu bệnh nhân không có giấy chuyển tuyến → chuyển sổ khám bệnh cho bộ phận kế hoạch và trả phiếu thu cho bệnh nhân.
Bước 2: Người bệnh vào phòng khám – Khoa khám bệnh:
– Điều dưỡng phòng khám: nhập thông tin hành chính → Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp → phân loại và hướng dẫn người bệnh đi khám theo chuyên khoa (Nội, PHCN, RHM, TMH).
– Người bệnh vào phòng khám chuyên khoa
– Bác sĩ khám và chỉ định: thuốc hoặc xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh.
Bước 3:
* Nếu có giấy chuyển tuyến:
– Người bệnh cần tờ chỉ định quay lại bộ phận kế hoạch để đóng dấu BHYT
– Bộ phận kế hoạch đóng dấu BHYT vào tờ chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh hoặc đơn thuốc (nếu có)
* Nếu không có giấy chuyển tuyến:
– Người bệnh làm xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh phải quay lại bộ phận thu tiền → nộp tiền xét nghiệm → đi làm xét nghiệm.
– Bộ phận kế toán: thu tiền → trả phiếu thu cho bệnh nhân → đóng dấu ĐÃ THU TIỀN vào tờ chỉ định xét nghiệm.
Bước 4: Người bệnh cầm tờ chỉ định và phiếu thu đi làm các xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh.
– Cán bộ làm xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh: kiểm tra phiếu thu, lưu lại tờ chỉ định, thực hiện thủ thuật và hướng dẫn bệnh nhân đợi kết quả theo quy định.
Bước 5: Người bệnh nhận kết quả, quay trở lại phòng khám chuyên khoa.
– Bác sĩ khám, tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh lĩnh thuốc hoặc nhập viện điều trị.
Bước 6: Nếu người bệnh nhập viện điều trị nội trú:
– Khoa khám bệnh hoàn thiện bệnh án, điều dưỡng đưa người bệnh vào khoa điều trị.
– Điều dưỡng hành chính khoa điều trị đưa người bệnh ra bộ phận thu phí để đóng tiền tạm thu → nhận 01 phiếu tạm thu để theo dõi, nếu quá trình điều trị của người bệnh vượt quá số tiền tạm thu → khoa chịu trách nhiệm.
– Bộ phận kế toán: tạm thu, viết phiếu thu 3 liên: 01 liên lưu, 01 liên đưa người bệnh, 01 liên đưa khoa điều trị kẹp vào bệnh án để theo dõi.
– Người bệnh nhận phiếu tạm thu vào điều trị.

QUY TRÌNH KHÁM BỆNH CÓ THẺ BHYT

Bước 1: Người bệnh vào khu vực đón tiếp: mua sổ khám bệnh, nộp tiền khám bệnh ban đầu hoặc trình thẻ BHYT và giấy chuyển tuyến (nếu có).
Bước 2: Người bệnh vào phòng khám – khoa khám bệnh.
Bước 3: Có chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh hoặc đơn thuốc:
– Trường hợp có thẻ BHYT và giấy chuyển tuyến: người bệnh quay lại bộ phận bảo hiểm để đóng dấu BHYT vào tờ chỉ định hoặc đơn thuốc.
– Trường hợp có thẻ BHYT không có giấy chuyển tuyến: người bệnh quay lại bộ phận thu phí → nộp phí → nhận phiếu thu.
Bước 4: Người bệnh cầm tờ chỉ định và phiếu thu tiền đi làm xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh hoặc người bệnh cầm đơn thuốc có dấu BHYT đi lĩnh thuốc → ra về
Bước 5: Người bệnh nhận kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng – chẩn đoán hình ảnh quay trở lại phòng khám ban đầu để khám và nhận chỉ định điều trị.
Bước 6:
– Trường hợp người bệnh điều trị nội trú → vào viện
– Trường hợp có thẻ BHYT đúng tuyến: người bệnh được kê đơn thuốc → lĩnh thuốc →ra về
– Trường hợp có BHYT trái tuyến được kê đơn thuốc  → ra về

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *