Bẹt chân ở trẻ: nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Đăng vào ngày 08/08/2017 lúc: 16:53 2774 lượt xem
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi. Một trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 đến 6 lần trong  năm. Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình và độ ẩm cao. Đây là yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh ở đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ em vì cơ thể của trẻ em nói chung và hệ hô hấp nói riêng còn chưa hoàn thiện, vẫn đang tăng trưởng và phát triển.
Vật lý trị liệu hô hấp là một phương pháp bao gồm rất nhiều kỹ thuật, biện pháp điều trị nhằm mục đích nâng đỡ và phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân. Các phương pháp này có thể là phương pháp vật lý như dùng lực của tay, nhờ sự trợ giúp của các loại máy và dụng cụ hoặc cũng có thể là cả 2 biện pháp trên. Vật lý trị liệu hô hấp được thực hiện để phục hồi các chức năng hô hấp và điều trị hỗ trợ tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân cũng như giúp sự giãn nở của phổi được tốt hơn, tăng cơ lực hệ thống hô hấp, loại bỏ những chất bẩn như chất tiết hoặc chất nhầy có trong đường hô hấp của người bệnh.
Vật lý trị liệu hô hấp nhi được áp dụng trong những trường hợp bệnh lý hô hấp có khả năng để lại những biến chứng do ứ đờm, cụ thể là:

  • Ứ đờm gây tắc nghẽn phổi, trẻ nằm tại giường trong thời gian quá lâu
  • Bệnh nhi mắc phải những bệnh lý mãn tính khiến đàm bị ứ đọng trong đường hô hấp, các bệnh lý có thể là bệnh bại não, bệnh lý về thần kinh – cơ, bệnh đường hô hấp mãn tính.
  • Bệnh nhi bị xẹp phổi do ứ đàm
  • Bệnh nhi sau khi phẫu thuật có những biến chứng ứ đờm, đặc biệt là những phẫu thuật liên quan đến lồng ngực

Các kĩ thuật chủ yếu được áp dụng 
1. Làm sạch mũi họng:
– Vệ sinh hốc mũi và vòm họng khởi động phản xạ hắt hơi
– Giải phóng đường hô hấp trên, tránh gây lây nhiễm cho đường hô hấp dưới, phục hồi vai trò sinh lý của mũi
– Kỹ thuật viên quay đầu trẻ nghiêng sang bên, nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi trên ở cuối thì hít vào để nước muối chảy ra qua lỗ mũi dưới.
– Tiến hành cùng thao tác cho lỗ mũi khác bên sau đó cho trẻ ngồi hoặc đặt trẻ nằm tì bụng để dịch xuất tiết chảy ra.

2. Biến đổi dòng khí thở ra:
Tăng tốc dòng khí thở ra chậm và nhanh: 
– Ép vào thành ngực của trẻ thì thở ra mục đích làm tăng thời gian và cường độ thì thở ra tự nhiên.
– Trẻ ngồi hoặc nằm ngửa đầu cao 20 độ để tránh trào ngược.

– Một tay đặt trên bụng tì vào phía rốn của trẻ, ngón cái và ngón trỏ sát vào các xương sườn dướiđể cảm nhận rõ chu kỳ thở ra.
– Một tay đặt trên ngực giữa xương ức và đường ngang 2 núm vú.
– Kỹ thuật viên để trẻ hít vào
– Ở thì thở ra: Kỹ thuật viên dùng 2 tay tống khí ra khỏi phổi:
+ Trục của thao tác bụng ngiêng từ dưới lên trên và từ trước ra sau.
+ Trục của thao tác ngực ngiêng từ trên xuống dưới và từ trước ra sau.
+ Bước 1: Chậm, tiến hành  (5 – 10 lần ép) nhằm đẩy dịch xuất tiết từ phế quản lên phía trên
+ Bước 2: Nhanh nhằm đẩy dịch xuất tiết từ những phế quản có đường kính trung bình lên phía trên.

– Tăng tốc thì thở ra qua thành ngực ở trẻ lớn: Dùng tay ép vào lồng ngực phía trước một tay đỡ phía lưng trẻ
– Tăng tốc thì thở ra chủ động ( trẻ từ trên 3 tuổi): Trẻ ngồi, ngực của kỹ thuật viên tạo thành chỗ tựa. Kỹ thuật này có thể được tiến hành đơn thuần hoặc phối hợp với các trò chơi cho trẻ.
Thì thở ra chậm và kéo dài:
– Là một lực ép bằng 2 tay, kỹ thuật viên ép cùng lúc cả 2 tay trên bụng và ngực của trẻ ở thì thở ra, ngoài thể tích dự trữ thở ra (VRE), không chặn thì hít vào tiếp theo của trẻ. 10 chu trình  2 – 3 lần ép cho 1 liệu trình. Trẻ nằm ngửa đầu cao để tránh bị trào ngược
Dẫn lưu tự nhiên:
– Là kỹ thuật làm sạch phế quản bằng cách tận dụng thì thở ra và thở vào chậm được kiểm soát bởi trẻ ở tư thế ngồi / nằm ngửa hoặc nghiêng.
– Kỹ thuật này giúp giảm sức cản phế quản và tối ưu hóa sự thông khí
– Đường hô hấp trên để mở, từ dung tích sống (CV), làm giảm dần dự trữ thở ra (VRR) để vận chuyển dịch xuất tiết trong phế quản từ đoạn xa đến đoạn gần và dần đạt đến thể tích dự trữ hít vào (VRI).
– Kỹ thuật viên ép 2 tay trên ngực trẻ trong thì thở ra rồi làm hạn chế thì thở vào tự nhiên của trẻ.
3. Kỹ thuật gây ho
– Kỹ thuật viên sử dụng kỹ thuật gây ho để lấy dịch xuất tiết trong miệng, họng của trẻ nhỏ không tự ho được.
– Kỹ thuật gây ho là kích thích bằng tay vào trung tâm ho của khí quản để tạo ho phản xạ
– Ngay bắt đầu thì thở ra KTV dùng phần mềm ngón tay cái ấn trực tiếp (động tác nhanh, mạnh) phía dưới, phía sau và trong khí quản phía trên hõm ức
– Để đầu trẻ ngửa về phía sau gáy.

4. Làm chặn vùng họng miệng
– Vào thời điểm trẻ ho hoặc khóc KTV sẽ dùng rìa bàn tay, ngón trỏ hoặc ngón cái để chẹn phần dưới của lưỡi không cho trẻ nuốt vào, động tác hướng từ sau ra trước đẩy dịch xuất tiết từ phía dưới lưỡi ra phía môi của trẻ.
 
5. Hút mũi họng
– Kỹ thuật này cho phép hút dịch mũi họng với 1 sonde mềm
– KTV đo chiều dài sonde đưa vào = khoảng cách giữa cánh mũi/góc ngoài của mắt.
– Đưa sonde đã kẹp hướng xuống dưới và ra sau (hướng mũi phải – dái tai trái) đến sàn hốc mũi, đưa sonde qua vòm họng và đến vùng họng.
– Để trẻ ho hoặc gây ho, hút dịch trong khi rút sonde nhẹ nhàng  (lấy bệnh phẩm trong lúc thực hiện thao tác).
– Phương tiện: Gạc vô trùng, dung dịch NaCl 9%0 hoặc 3%0, máy khí dung, máy hút, bình oxi.
Vật lí trị liệu hô hấp nhi có hiệu quả điều trị cao khi kết hợp cùng với phương pháp điều trị nội khoa, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục chức năng hô hấp. Tuy nhiên, không phải bất cứ trẻ em nào bị bệnh về đường hô hấp cũng cần tập vật lí trị liệu hô hấp vì đây không phải là một biện pháp điều trị nguyên nhân của những bệnh lý này. Những bệnh nhi bị nhiễm khuẩn hô hấp như viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi, viêm tiểu phế quản không để lại biến chứng do tình trạng ứ đờm thì không cần thiết tập vật lí trị liệu hô hấp.
                                                    BS. Hoàng Thị Hương Giang

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *