NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BẰNG SỬ DỤNG BÓNG THEO NHÓM CHO BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Đăng vào ngày 12/02/2023 lúc: 16:20 1583 lượt xem

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não đang là một vấn đề cấp bách và được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay giúp hạn chế tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra, rút ngắn thời gian điều trị, tăng hiệu quả các phương pháp can thiệp. Ngoài các phương pháp Phục hồi chức năng cơ bản bao gồm: xoa bóp, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, tâm lí trị liệu… Nhằm đa dạng hóa điều trị, ngành phục hồi chức năng đã và đang áp dụng rất nhiều kỹ thuật tập luyện và hướng dẫn người bệnh, gia đình trong việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng giúp người bệnh chủ động tham gia một cách tích cực, tăng thời gian tập vận động, tạo khả năng linh hoạt cũng như thích nghi, tránh sự nhàm chán và có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ điều kiện nào. Chính vì lý do đó nhóm Bác sĩ – KTV của chúng tôi đã đưa ra sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả Phục hồi chức năng bằng sử dụng bóng theo nhóm cho bệnh nhân tai biến mạch máu não”

Mục đích :

  • Nhằm tăng cường sức mạnh cơ
  • Tăng cường tầm hoạt động của các khớp
  • Tăng cường khả năng điều hợp và thăng bằng cho người bệnh
  • Giúp bệnh nhân tăng chú ý, tích cực, chủ động trong quá trình tập và tự tập
  • Tăng hiệu quả điều trị, sớm hồi phục trở về cuộc sống.

Bóng trị liệu là một dụng cụ tập luyện nhằm đạt mục đích trong một chương trình điều trị.

 

         Bóng tập giúp KTV có nhiều lựa chọn hơn trong chương trình điều trị, điều này khiến cho bóng tập trở nên có giá trị bởi trên thực tế nhiều bệnh nhân khuyết tật vận động đi kèm tình trạng sa sút trí tuệ, giảm chú ý kém tập trung hoặc rối loạn chức năng thần kinh cơ gây khiếm khuyết nhiều mẫu cử động.

Ưu điểm của bóng trị liệu

  • Những người bệnh hình thành mẫu co cứng hoặc không có khả năng di chuyển, di chuyển phụ thuộc dụng cụ hỗ trợ, mất thăng bằng… bóng tập được sử dụng để giúp cho họ hoạt động được dễ dàng hơn.
  • Đối với những người bị mềm nhẽo gặp khó khăn hoạt động các cử động của chi chống lại trọng lực thì bóng tập có thể được sử dụng để trợ giúp cử động.
  • Bề mặt và hình dáng của bóng cho phép kỹ thuật viên (KTV) dễ dàng lựa chọn các loại bóng để  phù hợp với những người rối loạn chức năng thần kinh cơ.
  • Có thể sử dụng bóng tập trong hầu hết các giai đoạn can thiệp PHCN cũng như áp dụng rộng rãi trên các đối tượng bệnh nhân.

Chống chỉ định của bài tập bóng

  • Tất cả những trường hợp chấn thương hoặc bệnh lý có thể trầm trọng hơn hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi tập luyện với bóng
  • Những người sợ ngã hoặc những người có cảm giác không an tâm trên bóng
  • Các tổn thương cột sống không vững chắc hoặc các bệnh lý cột sống có thể trầm trọng hơn do cử động tập trên bóng
  • Những trường hợp đau tăng khi sử dụng bóng

Xây dựng các bài tập với bóng áp dụng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại khoa Lão khoa bệnh viện Phục hồi chức năng

Bài tập 1: Tập phản xạ tay- mắt, kích thích thị trường bên liệt ( áp dụng giai đoạn đầu tập luyện, cơ lực tay liệt bậc 0-1)

  • Tác dụng; giúp kích thích phối hoạt động tay và mắt, kích thích thị trường bên liệt
  • Bài tập 2: Bài tập thăng bằng2.1. Bài tập thăng bằng ngồi trên giường
  • 2.2 Bài tập thăng bằng ngồi trên bóng
  • 2.3. Bài tập thăng bằng đứng
  • *Bài tập tăng tiến: Cho bệnh nhân ném bóng vào mặt phẳng tường nhẵn, khi bóng bật ra bệnh nhân đỡ lấy bóng, và lặp lại.
  • Bài tập 3: Kéo giãn cơ3.1. Kéo giãn cơ vùng khớp vai ở tư thế ngồi
    • Tác dụng; Giúp kéo giãn cơ 1 cách nhịp nhàng, cơ vùng cánh tay được nâng đỡ, giúp bệnh nhân dễ dàng thực hiện động tác
      • Kéo giãn cơ vùng khớp vai ở tư thế đứng

    Áp dụng:  Bệnh nhân TBMMN Thăng bằng đứng tốt và bệnh nhân Viêm quanh khớp vai( bệnh nhân thực hiện động tác gấp duỗi kéo giãn khớp vai, kết hợp xoay trong, xoay ngoài khớp vai)

  • Bài tập 4: Bài tập phối hợp kích thích chú ý cho bệnh nhânCác bài tập theo nhóm, lăn bóng trên bàn, trên mặt phẳng sàn nhà, giúp bệnh nhân vận động cơ tay và thân mình
  • Bài tập chuyền bóng, ném bóng vòng tròn giúp bệnh nhân tập cơ thân trên (trò chơi tập thể giao lưu giữa các bệnh nhân)
  • Bài tập 5: Bài tập tăng sức mạnh cơCác bài tập nhặt bóng ở tư thế đứng và ngồiTác dụng: tập mạnh cơ chân và cơ thân mình
  • Bài tập 6: Bài tập hỗ trợ chức năng sinh hoạt hàng ngày
    • Bài tập gắp bóng các hướng giúp bệnh nhân tập luyện việc gắp thức ăn
    • Bài tập nhặt bóng thả giỏ sau lưng, giúp bệnh nhân cảm nhận vị trí và có tác dụng hỗ trợ việc buộc tóc, mặc áo…
    • Tác giả – Nhóm sáng kiến
      1. BSCKI Nguyễn Thị Việt Hà
      2. KTV Lê Thị Tươi
      3. KTV Vũ Phương Dung

      Tài liệu tham khảo: Giáo trình di động khớp – Trường ĐH kỹ thuật y tế

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *