Kiểm soát huyết áp phòng ngừa đột quỵ não tái lại

Đăng vào ngày 12/08/2021 lúc: 09:17 2013 lượt xem
Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ từ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đào Xuân Cơ bổ sung thêm thông tin, đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không chọn giờ, không chọn không gian. Di chứng của đột quỵ để lại nặng nề. Việc phát hiện sớm, điều trị sớm giúp người bệnh được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn.Kết quả bước đầu cho thấy, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ.

Về phân loại đột quỵ, ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76% chảy máu não là 24%.

Theo Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ từ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đào Xuân Cơ bổ sung thêm thông tin, đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không chọn giờ, không chọn không gian. Di chứng của đột quỵ để lại nặng nề. Việc phát hiện sớm, điều trị sớm giúp người bệnh được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn.Kết quả bước đầu cho thấy, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ.

Về phân loại đột quỵ, ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76% chảy máu não là 24%

Điều đáng báo động hơn là nguy cơ tái lại đột quỵ não lần 2, lần 3 ngày càng cao. Bệnh nhân đã qua khỏi lần đột quỵ thứ nhất nhưng khi mắc đột quỵ những lần sau, di chứng sẽ nặng nề hơn và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hồi phục của bệnh nhân. Dự phòng tái phát đột quỵ não là các biện pháp tối ưu hoá điều trị các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não, các nguy cơ biến cố mạch máu nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, tắc mạch.

Đối với bất kỳ ai đã từng bị đột quỵ, ngăn ngừa cơn đột quỵ thứ hai nên là công việc số 1. Kiểm soát huyết áp đóng một vai trò rất quan trọng.

Tăng huyết áp làm tăng áplực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu não, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não.

Nếu bị những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu gây nhồi máu não.

Vậy chúng ta sẽ kiểm soát huyết áp như thế nào

Đầu tiên, nếu đã được chẩn đoán tăng huyết áp cần dùng thuốc, chúng ta cần tuân thủ điều trị thuốc huyết áp hàng ngày, không được bỏ thuốc và đo huyết áp thường xuyên. Theo hầu hết các khuyến cáo, huyết áp đích cho những người dưới 65 tuổi và dưới 130/80 mmHg, người trên 65 tuổi huyết áp đích là dưới 140/90 mmHg.

Thử nghiệm ESH-CHL-SHOT năm 2020, một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát điều tra mức huyết áp tối ưu để phòng ngừa đột quỵ thứ phát.Theo các hướng dẫn ESC/ESH năm 2018 của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu và Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu về quản lý tăng huyết áp động mạch : Huyết áp nên giảm xuống dưới 140/90 mmHg ở tất cả bệnh nhân trong giai đoạn mãn tính sau đột quỵ và xuống dưới 130/80 mmHg khi dung nạp thuốc tốt. Do bằng chứng hỗ trợ tính hiệu quả và an toàn của các phác đồ hạ áp tích cực hơn còn hạn chế, không nên giảm huyết áp vượt quá 120/70 mmHg, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ/TIA và bệnh mạch vành.
Ngoài ra, tất cả chúng ta đều nên thay đổi thói quen xấu, hạn chế ăn mặn, béo phì hay hút thuốc, uống rượu bia, tránh stress quá mức là những nguyên nhân làm mất kiểm soát huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ não. Cần bổ sung thói quen tốt như chế độ ăn lành mạnh, tập luyện hợp lý, đi ngủ sớm, kiểm soát tốt các bệnh nền.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *