Tăng cường công tác chăm sóc, công tác KSNK phòng, chống lây nhiễm chéo bệnh Sởi tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Đăng vào ngày 23/12/2024 lúc: 10:19 86 lượt xem

Hiện nay, thời tiết đang ở giai đoạn giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mùa đông xuân lây lan, phát triển, gia tăng, đặc biệt là một số dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: Sởi, Rubella, Não mô cầu…

Tính đến ngày 17/12/2024 tại Hà Nội đã ghi nhận 209 trường hợp mắc Sởi xác định và nhập viện điều trị. Bệnh Sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh…, Virus sởi có thể sống tới 2 giờ trong không gian nơi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, nếu người khác hít phải không khí bị nhiễm virus hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm virus, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng có thể bị nhiễm bệnh.

Để tăng cường công tác chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chủ động phòng, chống lây nhiễm chéo bệnh Sởi tại tại đơn vị:

– Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn theo hướng dẫn tại quyết định soos3671/QĐ-Byt ngày 27/9/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó chú ý đến công tác: Thực hiện tuân thủ các biện pháp vệ sinh, phòng hộ cá nhân: đảm bảo vệ sinh tay cho NVYT, thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp.

– Kiểm soát môi trường: thực hiện vệ sinh môi trường, làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dễ bị nhiễm vi sinh vật xung quanh người bệnh; phân loại và quản lý rác thải theo quy định.

– Truyền thông giáo dục cho người bệnh và người hỗ trợ tham gia chăm sóc bệnh nhân… cách phòng chống và hạn chế lây lan bệnh dịch Sởi như: Hướng dẫn đeo khẩu trang, vệ sinh tay đúng cách, phân loại chất thải đúng nơi quy địnhTăng cường công tác vệ sinh môi trường, hàng ngày làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dễ bị nhiễm vi sinh vật như các vật dụng xung quanh người bệnh, thành giường, tủ đầu giường và các vật dụng thường xuyên sờ vào như tay nắm cửa, vật dụng trong nhà vệ sinh, làm vệ sinh môi trường khoa phòng sớm trước giờ thăm khám bệnh nhân, không làm vệ sinh trong buồng bệnh khi bác sỹ và điều dưỡng đang làm thủ thuật chuyên môn, cần chú ý làm sạch và khử khuẩn đồ chơi của trẻ em… Tuân thủ đúng nguyên tắc làm vệ sinh từ vùng có nguy cơ thấp đến vùng có nguy cơ cao, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *