Sự hồi phục kỳ diệu của bệnh nhi tổn thương não do sốc nhiễm khuẩn

Đăng vào ngày 18/03/2025 lúc: 09:29 453 lượt xem

Tình trạng nhiễm khuẩn (Sepsis): Khi có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống SIRS và có dấu hiệu gợi ý hoặc có mặt nhiễm trùng.

  • Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống: Có ít nhất 2/4 tiêu chuẩn, 1 trong 2 tiêu chuẩn bắt buộc có bất thường về thân nhiệt và bạch cầu ngoại vi:
  • Thân nhiệt trung tâm 5 hoặc ≤ 36.5 độ C
  • Nhịp tim nhanh, trên 2 SD theo tuổi
  • Tần số thở trên 2 SD theo tuổi, phải thông khí nhân tạo
  • Bạch cầu máu tăng hoặc giảm theo tuổi
  • Nhiễm trùng: Gợi ý hoặc có bằng chứng nhiễm trùng với bất kỳ nguyên nhân nào, bao gồm:
  • Dấu hiệu lâm sàng
  • Chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm: Có bạch cầu trong dịch vô khuẩn của cơ thể, thủng tạng, x quang lồng ngực có hình ảnh viêm phổi, ban xuất huyết, tử ban…

Nhiễm khuẩn nặng (Severe Sepsis): Có tình trạng nhiễm khuẩn và một trong các dấu hiệu sau:

  • Suy tuần hoàn
  • Hội chứng suy hô hấp cấp
  • Suy chức năng từ 2 tạng trở lên

Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock): Có tình trạng nhiễm khuẩn và suy tuần hoàn.

Bệnh nhân KLC, nữ, sinh ngày 24/10/2023, quê Phúc Thọ, Hà Nội. Vào viện ngày 02/01/2025 vì chậm vận động. Trẻ là con thứ nhất, mẹ sinh trẻ lúc 20 tuổi, quá trình mang thai bình thường, sinh trẻ lúc 37 tuần, đẻ thường, cân nặng sơ sinh 2800g, đẻ ra khóc ngay. Quá trình phát triển tâm thần vận động đúng mốc. Ngày 17/12/2024, trẻ nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt cao từng cơn, co giật, vào bệnh viện đa khoa Sơn Tây, cấp cứu thở oxy gọng, truyền hạ sốt, chuyển bệnh viện Nhi TW được chẩn đoán Sốc nhiễm khuẩn, điều trị lọc máu, thở máy tại khoa hồi sức tích cực 10 ngày, chuyển khoa nội thần kinh, kháng sinh Vancomycin14 ngày, Meropenem.

Trẻ tự cầm giò ăn trong buổi lượng giá với chuyên gia

Sau 2 tuần điều trị tại bv Nhi TW, trẻ chuyển khoa Nhi bệnh viện PHCN Hà Nội điều trị trong tình trạng: liệt co cứng tứ chi, có đáp ứng với âm thanh, không phân biệt lạ quen, chưa kiểm soát đầu cổ, chưa lẫy lật, bú bình, ăn uống bằng đút thìa có ho sặc, chưa phát âm ê, a. Trong đợt điều trị đầu tiên trẻ được dùng thuốc giãn cơ, các bài tập ức chế mẫu co cứng, các bài tập vận động kiểm soát đầu cổ, các bài tập vận động miệng và tập nuốt có thức ăn. Sau đợt điều trị thứ nhất, mức độ tăng trương lực cơ của trẻ giảm nên trẻ được cắt thuốc giãn cơ, trẻ kiểm soát đầu cổ tốt, nhai nuốt tốt hơn nên sang đợt điều trị thứ hai trẻ được can thiệp đầy đủ các kỹ thuật: vật lý trị liệu, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, và tập nuốt. Sau đợt điều trị thứ hai trẻ tự lật lẫy, bập bẹ baba, mama, hiểu một số mệnh lệnh đơn giản, nhai nuốt tốt. Hiện tại sau 03 đợt can thiệp PHCN trẻ phát âm đơn, nhận biết một số bộ phận cơ thể, hiểu nhiều mệnh lệnh đơn, biết cầm thức ăn cho vào miệng.

Trẻ tổn thương não cấp nếu được can thiệp PHCN sớm, tích cực, toàn diện sẽ giúp trẻ phục hồi tốt.

 

Trẻ sinh hoạt tại phòng bệnh
Trẻ được người nhà đẩy đi chơi tại hành lang bệnh viện

 

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *